Đào tạo theo học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới. Chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ là bước chuyển tất yếu khách quan của hệ thống giáo dục đào tạo đại học của nước ta theo xu thế hội nhập khu vực và thế giới. Ngày 15 tháng 8 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”. Bản chất của phương pháp đào tạo này là phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong đó tự học là hình thức đặc biệt quan trọng của sinh viên đang học tập trong các trường đại học.Nhiệm vụ dạy ở đại học là bồi dưỡng hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo gắn với nghề nghiệp tương lai của sinh viên, làm phát triển ở họ năng lực và phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là tư duy nghề nghiệp, trên cơ sở đó hình thành cho sinh viên thế giới quan khoa học, lý tưởng, tác phong của người cán bộ khoa học, kỹ thuật tương lai. Để làm được điều đó trong quá trình dạy, người thầy phải bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp luận khoa học, phương pháp nghiên cứu, đồng thời bồi dưỡng cho sinh viên kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
Đánh giá học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; bảo đảm không so sánh giữa các học sinh với nhau, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19.