Phương pháp dạy học tích cực được ứng dụng rộng rãi tại nhiều trường học thuộc các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Nó mang lại hiệu quả cao trong công tác dạy và học, thúc đẩy sự sáng tạo, tính chủ động và tích cực ở các em học sinh. Vậy phương pháp dạy học tích cực là gì, hãy cùng Hachium tìm hiểu trong bài viết sau.
Phương pháp dạy học chính là cách thức, sự tương tác chung giữa giáo viên và học sinh ở trong điều kiện dạy học nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu của việc dạy học.
Có ba bình diện cần xem xét trong phương pháp dạy học, bao gồm: quan điểm, phương pháp dạy cụ thể và kỹ thuật dạy học.
Sử dụng phương pháp dạy học hợp lý làm gia tăng sự tương tác hai chiều trong giờ học
Được hiểu là tổng thể các định hướng về hành động phương pháp, mà ở đó có sự kết hợp của nhiều yếu tố như: nguyên tắc dạy học; cơ sở lý thuyết của lý luận dạy học; môi trường và điều kiện dạy học; định hướng cụ thể về vai trò của giáo viên, học sinh khi tham gia vào quá trình dạy học.
Quan điểm dạy học bao gồm các định hướng có tính chiến lược và nó chính là mô hình lý thuyết của phương pháp dạy học.
Có rất nhiều phương pháp dạy học như phương pháp thảo luận, nghiên cứu, trò chơi hay xử lý tình huống, đóng vai, học nhóm,… Ở đây, phương pháp dạy học sẽ được hiểu là những hành động, cách thức của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu của việc dạy học, ở trong những điều kiện dạy học nhất định.
Phương pháp dạy học là cách thức của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu của việc học tập
Kỹ thuật dạy học bao gồm các phương pháp, cách thức hành động của giáo viên ở từng tình huống cụ thể, nhằm thực hiện và điều khiển toàn bộ quá trình dạy học. Một số kỹ thuật dạy học cho giáo viên gồm: kỹ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi, kỹ thuật hỏi chuyên gia, phòng tranh, kỹ thuật các mảnh ghép hay hoàn thành một nhiệm vụ,…
Có phương pháp dạy học chung cho nhiều môn học nhưng cũng có phương pháp đặc thù cho từng môn
Đây là một trong số phương pháp dạy học tích cực được đánh giá cao hiện nay, bởi nếu giáo viên có thể tổ chức tốt sẽ góp phần thúc đẩy giúp các em học sinh phát huy tính tích cực của bản thân. Đồng thời phát triển khả năng làm việc nhóm, trách nhiệm và khả năng giao tiếp của các em.
Quy trình thực hiện:
Kỹ thuật chia nhóm:
Phương pháp học nhóm giúp phát huy khả năng giao tiếp và tính chịu trách nhiệm của học sinh
Cũng là một trong các phương pháp dạy học được áp dụng phổ biến hiện nay. Với phương pháp này, giáo viên sẽ kể một câu chuyện có thật hoặc câu chuyện được viết dựa theo các tình huống xảy ra thực trong cuộc sống nhằm chứng minh cho một vấn đề nào đó. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện bằng văn bản, đoạn ghi âm hoặc video.
Quy trình thực hiện:
Nằm trong số các phương pháp dạy học mới nhằm kích thích tính tự lực và chủ động giải quyết vấn đề của học sinh. Với phương pháp này, giáo viên sẽ đưa ra các vấn đề nhận thức mà ở đó có sự mâu thuẫn giữa những cái đã biết và chưa biết, và hướng học sinh tìm cách giải quyết.
Quy trình thực hiện:
Phương pháp giải quyết vấn đề nhằm kích thích tính tự lực của học sinh khi giải quyết vấn đề
Nếu nhắc đến một số phương pháp dạy học tích cực thiên về thực hành, thì phương pháp đóng vai luôn được nhiều giáo viên áp dụng. Khi sử dụng phương pháp đóng vai, giáo viên sẽ để học sinh thực hành, diễn thử một số cách ứng xử liên quan đến một tình huống nào đó. Tuy nhiên việc diễn thử chỉ là một phần, điều quan trọng nhất vẫn là thảo luận của học sinh sau khi thực hành thử.
Quy trình thực hiện:
Là phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ tổ chức cho các em học sinh tìm hiểu về một vấn đề nào đó thông qua chơi trò chơi. Và phương pháp này thuộc danh sách các phương pháp dạy học mới giúp tăng sự kích thích, hứng thú tìm hiểu vấn đề của học sinh.
Quy trình thực hiện:
Tìm hiểu về vấn đề nào đó thông qua việc chơi trò chơi
Là phương pháp dạy học mà học sinh cần phải thực hiện một nhiệm vụ học tập gắn liền với thực tiễn và có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Nhiệm vụ học tập này đòi hỏi người học có tính tự lực cao, khi phải đảm nhiệm mọi công đoạn gồm lập kế hoạch, thực hiện dự án và đánh giá kết quả của dự án. Phương pháp này được dạy theo hình thức chia nhóm.
Quy trình thực hiện:
Hiện nay có 1 số phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm, nghiên cứu, được áp dụng phổ biến cho môn học tự nhiên. Phương pháp bàn tay nặn bột là một trong số đó.
Với phương pháp dạy học này, kiến thức của học sinh sẽ được hình thành thông qua các thí nghiệm. Các em sẽ tự mình tìm tòi nghiên cứu để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề được đặt ra ở trong cuộc sống bằng cách tiến hành các thí nghiệm, đọc, điều tra, nghiên cứu các tài liệu.
Phương pháp bàn tay nặn bột thích hợp áp dụng với môn học tự nhiên
Với những vấn đề khoa học được đưa ra, học sinh bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi, giả thiết dựa theo hiểu biết ban đầu, sau đó tiến hành thực hiện thí nghiệm nghiên cứu, cùng nhau thảo luận để đưa ra kết quả. Đây được đánh giá là phương pháp dạy học tích cực giúp khơi gợi được sự tò mò và khám phá cho các em học sinh.
Quy trình 1 tiết dạy của phương pháp bàn tay nặn bột:
Quy trình của một thực nghiệm gồm:
Là một phương pháp dạy học mới mà ở đó học sinh cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, ở các vị trí cụ thể trong phạm vi lớp học, đáp ứng được nhiều phong cách học tập khác nhau.
Phương pháp dạy học theo góc sẽ giúp học sinh lựa chọn hoạt động cũng như phong cách học: Thực hành, khám phá, cơ hội để phát triển khả năng sáng tạo, cơ hội đọc, hiểu các nhiệm vụ do giáo viên đề xuất, cơ hội để mỗi cá nhân áp dụng, trải nghiệm.
Ví dụ khi có các chủ đề về môi trường hoặc giao thông, giáo viên có thể tổ chức các góc bao gồm: Viết, vẽ, đọc, xem video, thảo luận…
Tăng sự hứng thú, mang lại hiệu quả học tập cao với phương pháp dạy học theo góc
Đây là hình thức học tập mà giáo viên sẽ kết hợp các cá nhân tạo thành nhóm, nhằm giải quyết chung một nhiệm vụ với nhiều chủ đề. Kỹ thuật này sẽ khuyến khích các em học sinh tích cực tham gia, và nâng cao vai trò của mỗi cá nhân trong suốt quá trình hợp tác.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Kỹ thuật các mảnh ghép giúp giải quyết nhiệm vụ chung trong một nhóm, nâng cao vai trò của các thành viên khi hợp tác
Nằm trong danh sách 1 số phương pháp dạy học tích cực được đánh giá cao. Ở kỹ thuật khăn phủ bàn, giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động có sự kết hợp giữa hoạt động nhóm và cá nhân với mục đích thúc đẩy sự tham gia của các em học sinh. Đồng thời phát huy được tính độc lập, trách nhiệm của mỗi cá nhân và tăng sự tương tác giữa học sinh với nhau.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Kỹ thuật Brainstorming hay còn gọi là “động não, công não” được phát triển bởi Alex Osborn người Mỹ. Đây là kỹ thuật dạy học tích cực, giúp huy động nhiều tư tưởng độc đáo và mới mẻ trong một chủ đề do các thành viên nhóm cùng thảo luận. Các thành viên càng tham gia tích cực thì càng nhiều ý tưởng sẽ được tạo ra.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tạo ra nhiều ý tưởng nhờ kỹ thuật Brainstorming
Được áp dụng trong phương pháp dạy học nhóm, học sinh sẽ được phân thành từng nhóm, nhận chủ đề và thảo luận. Những học sinh còn lại trong lớp sẽ ở phía bên ngoài cùng theo dõi các nhóm thảo luận và đưa ra nhận xét, đánh giá về cách ứng xử của học sinh trực tiếp thảo luận.
Điểm đặc biệt của kỹ thuật “Bể cá” chính là luôn có một chỗ trống trong các nhóm thảo luận để học sinh bên ngoài có thể ngồi và đóng góp ý kiến của mình. Trong suốt quá trình thảo luận, vai trò của người thảo luận trong nhóm và người ngồi ở bên ngoài hoàn toàn có thể bị thay đổi.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Là kỹ thuật nhằm huy động sự tham gia của tất cả thành viên trong lớp vào một câu hỏi, với mục đích phát huy khả năng giao tiếp và cải thiện không khí học tập chung của cả lớp. Kỹ thuật “tia chớp” yêu cầu học sinh phải trả lời các câu hỏi thật nhanh và ngắn gọn.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Huy động cả lớp tham gia với một câu hỏi để tăng khả năng giao tiếp và cải thiện không khí học tập trong lớp
Được áp dụng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong nhóm thảo luận. Ở kỹ thuật XYZ, X được xem là số người ở trong nhóm, Y là số ý kiến mà mỗi thành viên trong nhóm đưa ra, còn Z là số phút dành cho mỗi thành viên.
Thông thường, kỹ thuật này sẽ cần đến 6 thành viên trong mỗi nhóm, mỗi người có 5 phút để viết ra 3 ý kiến về cách giải quyết vấn đề trong tờ giấy rồi chuyển cho thành viên khác, nên nó còn được biết đến với kỹ thuật 365.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Trong số các phương pháp dạy học tích cực, kỹ thuật mindmap – kỹ thuật bản đồ tư duy được đánh giá rất cao. Đây thực chất là một hình thức ghi chép mà học sinh sẽ dùng đến màu sắc và hình ảnh để mở rộng cũng như đào sâu các kiến thức, ý tưởng.
Ưu điểm:
Kỹ thuật bản đồ tư duy giúp đào sâu ý tưởng thông qua hình ảnh và màu sắc
Trong các phương pháp dạy học, kỹ thuật “chia sẻ nhóm đôi” ra đời cách đây khá lâu vào năm 1981, được phát triển bởi giáo sư Frank Lyman thuộc đại học Maryland. Kỹ thuật này hoạt động theo hình thức chia nhóm đôi nhằm phát triển khả năng tư duy của các thành viên trong nhóm khi cùng giải quyết một vấn đề.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Được áp dụng khi muốn có thêm các ý tưởng mới hay trong trường hợp muốn xét đến nhiều khía cạnh của một vấn đề hay lựa chọn các ý tưởng để phát triển.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tạo thêm các ý tưởng mới nhờ kỹ thuật Kipling
Đây là một hình thức giảng dạy bằng các hoạt động đọc hiểu được Donna Ogle phát triển và giới thiệu rộng rãi từ năm 1986. Với phương pháp dạy học tích cực này, học sinh giữ vai trò chủ đạo.
Sau khi có chủ đề bài đọc, học sinh sẽ suy nghĩ và ghi tất cả những hiểu biết của mình về chủ đề vào trong cột K (What we Know) của biểu đồ. Tiếp đến học sinh sẽ lên một danh sách các câu hỏi mà các em muốn biết rồi ghi vào trong cột W (What we Want to learn). Khi đã đọc xong bài, học sinh lần lượt trả lời câu hỏi ở mục W vào mục L (What we Learn).
Có thêm cột H bổ sung vào biểu đồ với mục đích định hướng nghiên cứu cho học sinh. Cột H là nơi mà học sinh sẽ ghi vào các biện pháp từ hoạt động tìm kiếm thông tin mở rộng, khi các em muốn hiểu rõ hơn từ nội dung ở cột L.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Kỹ thuật dạy học dựa trên hoạt động đọc hiểu với vai trò của học sinh làm chủ đạo
Để áp dụng 1 số phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần phải trải qua quá trình đào tạo mới có thể dễ dàng thích nghi với những thay đổi về chức năng cũng như nhiệm vụ giảng dạy của mình. Bên cạnh đó, thầy cô còn phải nhiệt tình, sẵn sàng tiếp nhận các thay đổi mới của nền giáo dục.
Giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy phải là những người nắm vững về kiến thức chuyên môn, có kỹ năng sư phạm, khéo léo trong cách ứng xử, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để ứng dụng vào việc giảng dạy, biết cách định hướng học sinh theo đúng mục tiêu giáo dục đã đề ra. Tuy nhiên cũng cần phải đảm bảo được sự tự do nhận thức của học sinh.
Học sinh phải dần xây dựng các phẩm chất và khả năng thích nghi với phương pháp dạy học mớinhư xác định được mục tiêu của việc học, tạo tính tự giác học tập, có trách nhiệm với việc học của mình và việc học chung của cả lớp, tự giác học tập ở bất kì hoàn cảnh hay điều kiện nào,….
Học sinh cần phát huy tính tự giác học tập mọi lúc mọi nơi
Sách giáo khoa nên có sự giảm tải về khối lượng kiến thức, giảm những nội dung buộc học sinh phải ghi nhớ, các câu hỏi tái tạo hay kết luận mang tính áp đặt, thay vào đó nên bổ sung thêm các bài toán về nhận thức, các câu hỏi để phát triển trí thông minh, các gợi ý để học sinh dựa vào đó phát triển nội dung của bài học.
Giáo viên cần đánh giá học sinh trong suốt quá trình học tập
Hy vọng với những thông tin mà Hachium đã chia sẻ trên đây sẽ giúp phía nhà trường, và giáo viên chọn được phương pháp dạy học phù hợp. Đồng thời, làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình để giúp các em học sinh có được môi trường, điều kiện học tập tốt nhất và tiếp thu kiến thức thông qua những phương pháp, kỹ thuật dạy học mới nhất.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Công ty Cổ phần đào tạo chuyên sâu và phát triển kỹ năng Hà Nội
TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÕ THUẬT BẢO LONG - TRƯỜNG PHỔ THÔNG LIÊN CẤP BẢO LONG
Địa chỉ: Số 447 đường đê Dương Hà, xã Dương Hà, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
MST: 0108128132
Hotline: 0796.128.788
Website: Liencapvtbaolong.edu.vn
Mail: kynanghn1501@gmail.com